Khí hiệu chuẩn hay bình khí chuẩn là một phần quan trọng trong công tác hiệu chuẩn. Nhằm thiết lập mối quan hệ giữa chuẩn đo lường và phương tiện đo. Để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường của thiết bị. Dựa vào kết quả hiệu chuẩn cho biết thiết bị có nên sử dụng tiếp tục hay không.
Trong sản xuất công nghiệp, các khí độc và khí gây ngạt có thể xuất hiện và gây ngộ độc. Nhiều vụ ngộ độc khí đã xảy ra bất ngờ khiến nhiều người cảm thấy rất lo lắng. Các khí gây ngạt và khí độc thường gặp là N2, Ar, CO2, NO, NO2, SO2, NH3, H2S, CH4,…
Các nguy liên quan đến khí trong an toàn sản xuất và sinh hoạt:
- Nguy cơ cháy nổ : Gây ra bởi các loại khí cháy (Flammable gases) như : H2, CH4, CO
- Nguy cơ có liên quan đến Oxy (Oxy – Ox) :
- Nguy cơ ngạt thở do thiếu dưỡng khí (Oxy)
- Nguy cơ cháy tăng cao do môi trường được làm giàu Oxy
- Nguy cơ ngộ độc khí: Gây ra bởi các loại khí độc như : NH3, H2S, CO, NO2, SO2,..
Một số loại khí nguy hiểm và tính chất nguy hại đối với con người
Amôniac (NH3)
Amôniac là chất khí không màu, mùi nồng và có tính kích ứng cao. Khí amôniac cũng có thể được nén thành dung dịch trong, không màu.
Hít phải amôniac ở nồng độ thấp thường gây ho, kích ứng mũi, họng. Nuốt amôniac có thể gây bỏng miệng, họng, dạ dày. Ở nồng độ cao, amôniac gây bỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp. Và có thể dẫn dến mù lòa, tổn thương phổi, thậm chí là tử vong.
Cácbon mônôxít (CO)
CO là chất khí không màu, không mùi được sinh ra do sự đốt cháy không hoàn toàn. Ở nồng độ thấp, khí CO ít gây nên các triệu chứng kích thích. Tiếp xúc khí CO ở nồng độ thấp trong thời gian dài gây nhiễm độc CO mãn tính. Dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh, rối loạn ý thức, mất trí nhớ. Nồng độ CO cao, khả năng gây ngộ độc càng lớn và thời gian tử vong càng nhanh.
Động cơ ô tô, xe máy, lò sưởi, bếp than, khói thuốc lá là những nguồn thải khí CO. Sử dụng các nguồn khí thải này trong không gian kín là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngộ độc khí CO.
Khí Mêtan (NH4)
Mêtan không phải là khí độc. Tuy nhiên, đây lại là chất gây ngạt nếu mật độ ôxy trong không khí hạ xuống dưới 18%. Trong tự nhiên, khí mêtan thường tích tụ nhiều ở lòng đại dương. Dưới đáy đầm, ao, trong hầm mỏ khai thác than. Và những nơi có nhiều cây cối, xác động vật, các hợp chất hữu cơ đang phân hủy. Điều này giải thích tại sao có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc khí mêtan khi chui xuống các hầm, lò, cống, rãnh, giếng nước.
Ngoài 3 loại khí nêu trên, các loại khí dễ gây ngộ độc, gây ngạt còn có:
– Hyđrô sunfua (H2S): Mùi trứng thối, xuất hiện khi đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu chứa nhiều lưu huỳnh, H2S cũng bốc lên từ bùn ao, đầm thiếu ôxy.
– Ôxít nitơ (NOx): Xuất hiện trong quá trình đốt cháy nguyên liệu trong các động cơ đốt trong, quá trình hàn điện,..vv
– Clo (Cl2): Có trong các chất tẩy trắng, khử trùng.
Cơ quan khứu giác của con người có năng lực rất hạn chế. Hoặc không thể trong việc phát hiện các loại khí độc ở nồng độ thấp. Ví dụ, H2S có thể được mũi người nhận biết ở nồng độ thấp bởi vì khí có mùi trứng thối rất đặc trưng. Tuy nhiên, ở nồng độ cao có thể gây chết người thì mũi người không thể phát hiện được.
Nhiều tai nạn chết người xảy ra liên quan đến ngộ độc khí. Con người chủ quan nghĩ rằng nơi không có mùi là nơi an toàn. Thậm chí những loại khí vô hại như Argon, Helium và Nitrogen cũng có thể trở thành mối nguy. Nếu xảy ra trong môi trường đậm đặc chiếm hết chỗ khí Oxy. Nồng độ Oxy < 6% trong không khí gây ra tình trang ngạt thở.
Ngoài ra, nếu nồng độ oxy quá cao trong không khí sẽ làm tăng nguy cơ cháy nổ. Hay thậm chí gây ra hiện tượng tự mồi lửa của các vật liệu dễ cháy. Do vậy, việc dò tìm và phát hiện 03 nguy cơ trên rất cần thiết để bảo vệ tính mạng con người và các tài sản.
Vai trò của thiết bị dò khí
Nếu không có các thiết bị dò khí hỗ trợ phát hiện. Con người không thể phát hiện kịp thời các nguy cơ trên để sớm có các biện pháp phòng ngừa nhằm tránh các tai nạn do các loại khí nguy hiểm gây ra.
Việc phát hiện và kiểm soát đảm bảo ngưỡng an toàn các loại khí độc, khí gây ngạt và khí cháy là yêu cầu bắt buộc về an toàn lao động trong hoạt động sản xuất.
Việc dò tìm và phát hiện các loại khí trên được thực hiện bởi các thiết bị dò khí (Gas Detectors). Ngày nay, máy đo khí độc cầm tay đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, để giám sát sự rò rỉ các loại khí độc ra môi trường.
Khí hiệu chuẩn thiết bị dò khí
Máy đo khí độc cầm tay cần phải được hiệu chuẩn định kỳ. Đảm bảo độ chính xác của các cảm biến cũng như của toàn máy. Để hiệu chuẩn máy đo khí độc cầm tay, cần thiết phải trang bị một chai khí hiệu chuẩn, với các nồng độ khí chuẩn đã được biết trước. Kèm với đó là một Van giảm áp cho chai khí chuẩn.
Tại Việt Nam, Công ty Khí công nghiệp VI NA hiện là đại diện độc quyền của hãng Air Products. Chuyên phân phối các sản phẩm khí chuẩn do Air Products sản xuất. Dùng để hiệu chuẩn các thiết bị dò khí các loại. Các bình khí chuẩn của Air Products được sử dụng cho các hãng sản xuất thiết bị dò khí hàng đầu trên thế giới như: Drager, Honeywell, ISC, MSA, SMC, GFG, UNIPHOS,..
Xem thông số các bình khí chuẩn đầu dò khí do Air Products sản xuất:
Xem Video hướng dẫn hiệu chuẩn đầu dò khí
Khí công nghiệp VI NA cung cấp sản phẩm của Air Products bao gồm: khí siêu tinh khiết có độ tinh khiết 99.9992, 99.9995, 99.9999, 99.99998 và khí hỗn hợp với độ phức tạp cao – hỗn hợp chứa >30 cấu tử và nồng độ ở mức ppb. Sản phẩm khí đặc biệt có thời hạn sử dụng dài, ổn định và liên kết chuẩn đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất trên thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực phân tích thí nghiệm.
Hãy liên hệ Công ty Khí Công nghiệp VI NA để được tư vấn về sản phẩm và dịch vụ Khí công nghiệp – Khí đặc biệt.